Cạnh tranh bất bình đẳng vì cung lớn hơn cầu. Cung tăng, cầu giảm chính là lượng dư thừa về phương tiện vận chuyển quá lớn sẽ phá vỡ quy hoạch trong vận tải. Yếu tố cạnh tranh về giá xuất hiện sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp của mô hình cá thể, tự phát mặc dù còn hạn chế về tính chuyên nghiệp nhưng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bằng mặt nhưng không bằng lòng, DN vận tải chuyên nghiệp phải chấp nhận vì chúng ta đang duy trì theo cơ chế nền kinh tế trường. Do đó, các DN đầu tư cơ bản có lượng phương tiện nhiều; cần có sự đầu tư về nhân sự, quản lí để cải thiện chất lượng dịch vụ được tốt hơn, đồng thời nghiên cứu và đề xuất các cơ chế ưu đãi trong quá trình đầu tư, vận chuyển. Bên cạnh những nỗ lực của DN, cần có sự đồng hành của các cơ quan chức năng, hiệp hội vận tải trong việc nghiên cứu, rà soát lại nhu cầu vận tải đối với mỗi phương thức. Đặc biệt, đưa giá sàn áp dụng vận tải hàng hóa vào hoạt động, triển khai xây dựng khung giá cước của từng phương thức vận tải và đưa ra các tiêu chí đảm bảo kết nối giữa các phương thức vận tải, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt, phong trào…
để sớm tạo ra những thay đổi căn bản về năng lực của các phương thức vận tải bao gồm: đường sắt, đường thủy, hàng không, sẵn sàng thay thế, giảm tải đường bộ, mỗi đơn vị phải tăng năng lực, cải cách hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp, chống tiêu cực. Và bài toán là làm sao để có được lượng khách ổn định vận chuyển hàng hóa về với DN của mình luôn luôn là những câu hỏi mà tất cả các đơn vị kinh tế nào cũng phải quan tâm.
Mỗi phương thức vận tải đều có những lợi thế và những hạn chế nhất định. Vì vậy, các DN có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa phải chọn lựa các đối tác của mình là điều đương nhiên. Theo nguyên lí thì không phương thức nào dẫm chân lên nhau. Tuy nhiên, tại thời điểm khó khăn như hiện nay, các phương thức đang có sự lấn sân và điều này cũng thật dễ hiểu bởi khi các nhà đầu tư đã dấn thân vào kinh doanh thì không cho phép mình dừng lại nếu không cánh cửa sẽ khép lại bất cứ lúc nào. Nhưng tôi cho rằng, tình trạng này sẽ không thể kéo dài. Vì nếu tiếp tục sẽ để lại nhiều hệ lụy, ưu thế sẽ nghiêng về phương thức vận tải nào có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lí,…
ngành vận chuyển hàng gặp nhiều khó khăn Có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi này vẫn còn muôn vàn khó khăn, tác động trực tiếp đến ngành vận tải và theo qui luật cung – cầu. Khi cung lớn hơn cầu sẽ kéo theo yếu tố cạnh tranh không lành mạnh về giá. Ở thời điểm này nó đang là một trong những nguyên nhân làm chất lượng dịch vụ không được đảm bảo. Theo quan điểm của cá nhân tôi; lượng hàng hóa không ít so với các năm trước nhưng do phải san sẻ với lượng phương tiện vận chuyển tăng đột biến dẫn đến sự hiểu nhầm về sự khan hiếm hàng hóa. Khó khăn đang dồn lên DN, áp lực từ chi phí cao, cước thấp. Nếu tính bình quân khi xe chở hàng hóa chiều vào đạt 12 triệu và chiều ra ( hàng bãi) đạt 30 triệu thì đây là bài toàn khá đau đầu của một DN vận tải. Chi phí quá lớn: phí xăng dầu mất 21 triệu, 3 triệu lãi ngân hàng, 7 triệu/2 lái xe, 3 triệu phí hao mòn tài sản, 5 triệu phí cầu đường, lộ phí… Như vậy, tổng thu 1 chuyến 42 triệu được cho là cao so với mặt bằng chung trong tình hình hiện nay thì chi phí lên tới 39 triệu, DN đang tạm tính đạt 3 triệu/ xe và bình quân 3 chuyến/tháng, tương đương với 9 triệu/tháng, chưa trừ phí bảo trì đường bộ và bảo hiểm xe,…trong khi đó để đầu tư ra 1 chiếc xe tương đương 2 tỉ đồng là áp lực quá lớn đối với DN vận tải trong thời điểm này.
Đơn cử như DN có tuyến chạy từ HN- SG và ngược lại chi phí định mức 100km là 15 lit dầu và theo khảo sát với quãng đường cả đi và về tương đương là 4.000km x 15 lít = 600 lít. Tuy nhiên từ năm 2013, chi cục thuế huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên chỉ tính cho DN với mức tiêu hao 45% – 50%và yêu cầu đổ ở cây dầu của nhà nước. Vậy quãng đường xe phải dừng lại hay sao? 55% xe sẽ chạy bằng gì, xin lỗi đổ nước cũng phải mua! Ở trong cùng một tỉnh nhưng có tới 2 cách tính mức tiêu hao nhiên liệu, nơi thì 45% nơi thì 70%? Như vậy là thiếu cơ sở vững chắc trong thực thi văn bản, một ngành nghề nhưng lại có 2 mức áp thuế. Việc này có lẽ Cục thuế các tỉnh cần phải xem lại cách tính sao cho phù hợp để hỗ trợ cho DN trong thời điểm khó khăn này.
Khó khăn từ… quản lý thị tường
Thiết nghĩ trong điều kiện ngành vận tải đang hết sức khó khăn, phải gồng mình chống chọi với nhiều áp lực. Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của phương tiện dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lí của các cơ quan nhà nước đã tạo ra lỗ hổng để một số bộ phận lợi dụng, tiêu cực trong lĩnh vực vận tải hàng hóa vốn vẫn còn nhiều tồn tại và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như tính minh bạch trong quá trình lưu thông vận chuyển hàng hóa. Để đánh giá đúng thực trạng ngành vận tải trong công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải hiện nay, cần xác định được những mặt ưu và khuyết, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân, các giải pháp khắc phục và đề ra những kế hoạch cụ thể đặc biệt lưu ý đến vấn đề tổ chức hội thảo, lấy ý kiến về việc xây dựng giá sàn để ngành vận tải Việt Nam minh bạch, hiểu quả và phát triển bền vững.
- Vận tải hàng hóa năm 2019 có gì mới! (04.11.2016)